Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do ai cấp? Thời hạn sử dụng bao lâu?
- Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ là gì?
- Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm và quan tâm, bài viết sau sẽ giúp mọi người giải đáp được phần nào những thắc mắc trên. Hãy cùng Bảo vệ Ngày và Đêm giải mã cho những câu hỏi trên nhé!
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có thể hiểu: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ sẽ bao gồm kinh doanh dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do ai cấp?
Qui định tại Điều 14 Nghị định 96/2016/NĐ-CP Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Thời hạn sử dụng bao lâu ?
Căn cứ qui định tại Điều 15 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự kinh doanh nghành dịch vụ bảo vệ không quy định thời hạn sử dụng.
Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ là gì?
1. Chỉ các cơ sở sau đây mới được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân;
c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này nếu có nhu cầu hoạt động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
Qui định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì điều kiện để cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở mình bao gồm:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;
b) Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
c) Có số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
d) Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);
đ) Có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu người bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP còn có quy định:
4. Các cơ sở chỉ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Ngoài đáp ứng điều kiện cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 12 nêu trên cơ sở tự đào tạo nhân viên bảo vệ chỉ được thực hiện đào tạo sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo.
Đồng thời sau khóa đào tạo phải để nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an chịu trách nhiệm:
…
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
…
2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
…
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an địa phương có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Như vậy, chỉ có Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an mới có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ. Chứng chỉ do công ty dịch vụ bảo vệ tự cấp sẽ không được công nhận tính pháp lý và sẽ không có giá trị sử dụng.
Công ty Dịch vụ Bảo vệ Ngày và Đêm ra đời năm 2003, tự hào là đơn vị Tư vấn và Cung cấp GIẢI PHÁP AN NINH chuyên nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
20 Năm | 30 VP Chi nhánh | 7.000 bảo vệ giỏi nghiệp vụ| ISO 9001 | Công nghệ 4.0 hiện đại.